Bước tới nội dung

Thảo luận:Nhật Bản

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhật Bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhật Bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhật Bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Quốc gia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quốc gia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quốc gia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Thế kỷ

[sửa mã nguồn]

Thêm một việc nữa cho các sysop: nên viết là thế kỷ thứ 3 hay thế kỷ 3 hay thế kỷ III? Mekong Bluesman

Tôi thấy thế kỷ thứ 3 thông dụng hơn, nhưng hơn 10 thì thế kỷ 19 thông dụng hơn. DHN 07:50, 21 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi đồng ý với ý kiến của DHN. Tôi thấy viết số La Mã là không cần thiết. Gây khó khăn trong cách dùng font chữ mà lại không đáng quan trọng nữa... NOB 07:54, 21 tháng 3 2005 (UTC)

Thống nhất cách gọi

[sửa mã nguồn]

Prefecture (都道府県) trong tiếng Nhật nên được gọi ngắn là gì? Kyoto-fu là tỉnh Kyoto hay phủ Kyoto? Hiroshima-ken là tỉnh Hiroshima hay huyện Hiroshima? Nếu dùng "huyện" mà không giải thích có thể làm độc giả nhầm với đơn vị hành chính "huyện" ở Việt Nam chăng? Nguyễn Hữu Dng 16:47, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Prefecture (都道府県 tức đô đạo phủ huyện) tương đương cấp tỉnh ở VN, có thể gọi chung (ngắn) là tỉnh. Như vậy NB có 47 tỉnh, trong đó có 1 đô, 1 đạo, 2 phủ (gần như thành phố trực thuộc trung ương của VN). Cấp quận (gun) ở NB tương đương cấp huyện ở VN.--Nguyễn Việt Long 16:53, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Như vậy trong bảng các đô thị cần đổi lại một số tên như huyện thành tỉnh, ví dụ kitakyushu thuộc tỉnh Fukuoka (Fukuoka - ken) chứ không phải huyện.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 06:06, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giải thích danh từ

[sửa mã nguồn]

Đoạn bên dưới giải thích thật lạ lùng, chính là tautology.

  • Nhật Bản còn có tên là Nhật 日, Nhật Bản Quốc 日本国 (tên chính thức của nhà nước); có một thời gian một âm của chữ "Nhật Bản" là Nhật Bổn;

Tôi sẽ gom hai đoạn đầu lại. --Baodo 21:44, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời


"Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ." Việc sắp hạng này theo tiêu chuẩn nào và ai công nhận ? Nhật còn thiếu nhiều ngành khoa học như không gian làm sao mà dẫn đầu được ?

"Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ!" Câu này sai vì nền kinh tế lớn nhỏ tính tính theo doanh số xuất khẩu không tính theo GDP ! Thí dụ người ta nói Trung Quốc đang chiếm vị trí thứ ba của Đức do doanh số xuất khẩu vượt Đức nhưng GDP trên đầu người dân TQ còn rất thấp ! Mỹ là nền kinh tế lớn thứ nhất nhưng GDP cũng không cao nhất. 222.254.238.250 (thảo luận) 11:19, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tên nước?

[sửa mã nguồn]

Hôm rồi tôi có sửa đổi một chút xíu trong phần "Tên nước" Nhật Bản mà wiki ghi rằng: "Phù Tang, một loại cây dâu, do ở Nhật Bản có nhiều cây dâu" thành nội dung "Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑, cây phù tang, tức một loại cây dâu, theo truyền thuyết cổ là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi du hành từ Đông sang Tây, do đó phù tang mang nghĩa văn chương chỉ nơi mặt trời mọc)", là lấy từ điển cố văn học: "Phù Tang, chỉ nơi mặt trời mọc, tức phương đông. Thần thoại cổ Trung Quốc nói rằng thần mặt trời tắm ở ao trời, gọi là đầm Dục Nhật ở Dương Cốc rồi lên chơi ở gốc cây thần gọi là cây Phù Tang, sau đó mới cưỡi xe lửa ruỗi rong qua bầu trời từ Đông sang Tây".

Tôi còn một vài thắc mắc nữa, có thể coi Nhật Bản là xứ hoa anh đào, vì người Nhật rất thích trồng cây hoa anh đào khắp nước hay không? Hay là vì bản thân nước Nhật ngày xưa rất nhiều hoa anh đào, và sau này người ta ko chỉ thích trồng thêm, thích ngắm nó, mà nâng nó lên thành quốc hoa, phản ánh tinh thần dân tộc của họ "tinh tế, nhạy cảm, yêu cái đẹp, biết chết để biết sống?" vì vậy mới được gọi là xứ hoa anh đào.

Có thể gọi "xứ Mặt Trời Mọc" (The Land of Rising Sun) - vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông hay không? Tôi nghĩ rằng không phải do Nhật là quốc gia cực đông mà Nhật Bản được gọi là xứ mặt trời mọc, mà phải nhìn vào huyền sử lập quốc của họ, với vai trò của nữ thần mặt trời Amaterasu.

Thêm vào đó, nhận định Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã tự lấy tên nước là Yamato là nghĩa làm sao? Tức Nhật tự phong cho mình như vậy chưa được sự công nhận của Thiên triều Trung Hoa? Tôi cho rằng không phải. Nguyên khởi dân tộc Nhật Bản là bộ tộc Yamato (Đại Hòa), bộ tộc lớn nhất của Nhật thời bấy giờ, bộ tộc đó là xuất xứ của huyền thoại về nữ thần mặt trời, cũng là xuất sứ của các Thiên hoàng sau này. Cũng như Việt Nam thờ Hùng Vương là tổ tiên chung của mọi người trên xứ sở Việt Nam vậy.

Còn người Trung Quốc từ trước công nguyên đã gọi Nhật là Oa quốc (倭国) và người Nhật là Oa nhân (倭人). Nên lý giải chữ Oa (倭) đây là mang nghĩa "lùn, thấp", và chữ này thường được biết đến với âm đọc là "Nụy", Nụy quốc, Nụy nhân. Dân tộc Nhật Bản xưa, cho đến đầu thế kỷ XX, vẫn khá khiêm tốn về chiều cao mà.

Những nhận định về tên nước cơ bản còn chưa được chuẩn xác, tôi đã sửa "Phù Tang", còn mấy cái ở dưới mong các bạn tiếp tục sửa nào!!!

Viethavvh 10:32, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vì sao Nhật Bản được gọi là Phù Tang thì tôi không rõ. Nay Viethavvh giải thích thì tôi mới hiểu. Gọi là xứ sở hoa anh đào, là vì khi xưa người phương Tây khi đến Nhật Bản thấy người Nhật trồng nhiều và yêu sakura, thì họ gọi vậy. Bản thân hoa anh đào thì vốn xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ và được mang tới Nhật. Còn Yamato thì đúng là người Nhật tự đặt, nghĩa là gì thì chính người Nhật còn đưa ra nhiều giả thuyết. Người Tàu gọi người Nhật là Oa. Người Nhật sang Tàu cũng xưng mình là Oa. Nhưng Oa mà người Tàu gọi nghĩa là lùn, thể hiện sự coi thường. Còn Oa mà người Nhật tự xưng nghĩa là Hòa (chữ 和 trong tiếng Nhật có một cách đọc là Oa | ワ), thêm chữ Đại thì thành Đại Hòa, viết là 大和, thể hiện sự tự tôn dân tộc, nhưng không ngông nghênh trước nước lớn như Tàu. Trong nước họ vẫn gọi bản thân là Yamato. Sau đó, khi viết Yamato bằng chữ Hán, họ lấy luôn chữ 大和.--Tò Mò 13:20, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời


Thực ra tôi hơi thắc mắc là do thấy câu "vì người Nhật thích trồng cây hoa anh đào khắp nước" mà mục từ đưa ra hơi "ngây thơ" và/hoặc chưa đầy đủ. Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật, cũng như hoa hồng Sharon là quốc hoa của Hàn Quốc, hoa tuy líp là quốc hoa của Hà Lan... hiển nhiên đã mang ngữ nghĩa tinh thần, có giá trị biểu tượng nhiều hơn, chứ không nên quy về lý do cụ thể như trong bài đã nói. Thêm nữa, khi nghe bạn nói, tôi lần đầu tiên biết việc hoa anh đào (桜 sakura)đã từng mang từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Nhật. Thú thật là tôi hơi bất ngờ, xin bạn nói rõ hơn. Vì tôi biết một trong những truyện cổ tích Nhật Bản, đại ý nói về thanh kiếm bất ly thân của của một chàng samurai mà người yêu chàng đã hiến máu mình để thanh kiếm được trở thành bất tử cùng thanh danh của chàng, thanh kiếm đó sau đã hóa thân thành cây hoa anh đào. Chính tôi cũng chưa rõ hoa anh đào có trên đất Nhật Bản khi nào, nhưng trong những vần thơ của Vạn diệp tập thế kỷ VIII cũng đã từng nói đến hoa này.

Còn chữ (倭) các cụ nhà mình gọi Nhật Bản ngày xưa thường dùng với âm Hán-Việt là Nụy (chữ này có 3 âm Hán Việt là Oa, Uy và Nụy), âm Nụy được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong tiếng Nhật 倭 khi đứng riêng lẻ, không kết hợp với các từ Hán khác có thể được đọc bằng các âm: shitagau, masa, yasu, yamato, không có âm wa/oa (わ) nhưng nếu kết hợp với chữ nhân 人 lại được đọc là wajin. Dĩ nhiên, wajin 倭人 hoàn toàn đồng âm với 和人 (trong số hàng chục âm đọc của chữ 和 (Hòa) trong tiếng Nhật, âm wa/oa vẫn là phổ biến nhất, và nó cũng như chữ 倭 ở trên, không có âm wa/oa khi đứng riêng lẻ). Vì vậy tôi đồng ý với bạn rằng 大和 (Yamato) là danh từ riêng mà người Nhật sáng chế ra hàm nghĩa tương đương âm yamato của chữ 倭, sử dụng để gọi tên bộ tộc hùng mạnh đầu tiên của dân tộc mình, cái nôi của Nhật Bản thống nhất về sau, mà không phải là gọi tên nó bằng một từ kiểu như daiwa (Đại Hòa, 大和). Viethavvh 15:59, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc?

[sửa mã nguồn]

Chà chà, bài viết chọn lọc gì mà phải sửa nhiều thế này!!! Lại cả bài Lịch sử Nhật Bản nữa. Khương Việt Hà 17:52, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài này được viết khoảng 2 năm trước đây, lúc đó Wikipedia tiếng Việt chỉ có vài trăm bài và... số người viết chỉ có khoảng 7, 8 người. Do đó, bài nào viết dài và không có lỗi đều được thành bài chọn lọc. Vấn đề chất lượng là một vấn đề mà Wikipedia tiếng Việt gặp trong mỗi ngày. Tất cả các thành viên, theo tôi nghĩ, nên tham gia vào việc tăng chất lượng trước khi viết thêm bài. Nhưng tôi cảm thấy tôi thuộc về thiểu số khi tiếp tục "kêu la" về vấn đề chất lượng này. Ôi con người!™ Mekong Bluesman 23:47, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Oa hay Nụy phổ biến hơn với tiếng Việt?

[sửa mã nguồn]

Bạn WandresX sửa lại tất cả các chữ Nụy thành Oa trong mục từ "Nhật Bản" và có lý giải theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, nhưng hình như bạn chưa đọc thảo luận này? Tôi đã giải thích rõ trong thảo luận rằng dù 倭 có âm Oa, nhưng chỉ phổ dụng trong tiếng Nhật và biểu ký bằng わ. Wikipedia tiếng Việt, hiển nhiên phải sử dụng âm vietnamese. Xưa nay các cụ nhà mình chả ai nói là oa nhân, oa quốc cả, mà chỉ nói nụy nhân, nụy quốc. Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh, NXB VHTT tái bản 2003, trang 277, Nụy (người lùn thấp) ví dụ: nụy nhân khẩu trường (anh lùn xem hát), nụy nô (倭奴): giống người hiện ở Bắc Hải Đạo Nhật Bản (Ainu). Tôi xin được sửa lại văn bản! Thân ái! Khương Việt Hà 15:40, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trình bày lại

[sửa mã nguồn]

Bài viết hiện nay quá dài, nhiều tiêu bản, hình ảnh không cần thiết. Những biểu đồ (trừ một vài đặc biệt) không nên dùng ảnh. Điều này khiến bài nặng hơn rất nhiều. Hiện nay đã có chủ đề Nhật Bản, vì vậy nên bỏ bớt một loạt tiêu bản Các khu đền thuộc di sản quốc gia Nhật Bản (thay bằng danh sách thường), Địa lí Nhật Bản, Kĩ nghệ Nhật Bản, Các chủ đề về Nhật Bản (không cần thiết)... Phần liên kết ngoài cũng nên lọc lại.--Paris (thảo luận) 19:35, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cám ơn Paris, Tojo'Kami sẽ xem lại.Tojo'Kami (thảo luận) 19:46, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hình:Education expenses of Japan in FY2005.png chỉ giữ lại phần biểu đồ. Các chú giải dùng tiêu bản {{legend}}.--Paris (thảo luận) 20:02, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

quốc hoa của Nhật Bản

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy phần mục nói về quốc hoa không được rõ ràng cho lắm.Nếu nói như vậy nghĩa là quốc hoa của Nhật có đến hai loại hoa sao. Còn nữa tôi cũng hơi bất ngờ về nguồn gốc của hoa anh đào.Tôi nghĩ cái này cần phải kiểm chứng thật kỹ.Bạn lấy nguồn thông tin đó ở đâu? Có những bằng chứng gì chứng minh điều đó là đúng sự thật?Akkkkssclb (thảo luận) 10:12, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nước Nhật hình đâu có tuyên bố quốc hoa chính thức đâu, dân chúng và thế giới thì thường là nghĩ hoa anh đào tượng trưng cho nước Nhật còn hoa cúc thì chắc là tượng trưng cho hoàng gia. Mình cũng đồng ý với bạn là phần đó lung tung quá, đọc khó hiểu.--xvη 10:44, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thanks

[sửa mã nguồn]

Nice article!118.68.191.134 (thảo luận) 04:52, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Interwiki có vấn đề

[sửa mã nguồn]

Hình như do 1 tiêu bản nào đó gây ra? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:11, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Do cái này nhưng cập nhật chậm nên vẫn còn 2 liên kết en. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:53, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Độ truy cập

[sửa mã nguồn]

Các bạn quan tâm có thể xem mức truy cập của trang tại đây http://stats.grok.se/vi/200907/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n 118.68.77.228 (thảo luận) 04:14, ngày 11 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về tên gọi nước nhật: các bạn lưu ý còn có tên gọi là Đông Doanh hay Thần châu (Thường dùng trong các phim kiếm hiệp), nên giải thích 2 thuật ngữ này trong bài luôn cho hoàn chỉnh Tên gọi người nhật: Từ Oa thông dụng hơn từ Nụy do hiểu quả của phim ảnh (trong các phim thường dùng chữ Oa để chỉ người nhật bản như: oa khấu...)" (thảo luận) 09:13, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)"Trả lời

Nguồn

[sửa mã nguồn]

Nhận định "Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ" là do ai đánh giá? Đánh giá trong thời gian nào, trên những lĩnh vực nào? Newone (thảo luận) 23:07, ngày 25 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dịch sai

[sửa mã nguồn]

Làm sao GDP của Nhật có thể đạt tới TRIỆU TỶ USD như bài viết được, rõ ràng có sự dịch sai ở đây

4116 tỷ USD. Do lẫn lộn giữa dấu thập phân và dấu hàng nghìn đó bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 10:02, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bài tạm khóa do tranh chấp

[sửa mã nguồn]

Do bài tranh chấp về phiên âm nên tôi tạm khóa bài và lùi về phiên bản có phần mở đầu giống phiên bản tiếng Anh. Các bạn nào cần thảo luận về nội dung tranh chấp thì thảo luận ở đây nhé. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 10:04, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phiên âm

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bài rất sai ở chỗ:

  • Chỉ cách phát âm từ tiếng Việt "Nhật Bản" bằng những kí tự lạ hoắc và rất vớ vẩn (trong bài: Nhật Bản (phát âm [ɲə̰ʔt˨˩ ɓa̰ːn˧˩˧];). Tiểu học tôi học tiếng Việt và không có cái kiểu học phát âm đó. Đó là cái gì vậy? Rất ngớ ngẩn và củ chuối.
  • Phiên âm Kanji bằng Hiragana, sẽ giúp cho nhiều người học tiếng Nhật hiểu cách viết và đọc nó hơn so với chỉ dùng Romaji, tại sao không thể thêm vào.

Đó là ý kiến xây dựng của tôi, còn tiếp nhận hay không là của bạn. Hành động khóa bài của bạn, tôi cạn lời. Cocacolakogas (thảo luận) 10:14, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phiên âm theo tôi nên dùng chữ quốc ngữ, bạn đưa hiragana vào cũng đúng, nhưng người đọc có phải ai cũng biết tiếng Nhật đâu. Tuanminh01 (thảo luận) 10:22, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi đã bỏ phần phát âm tiếng Việt theo góp ý của bạn Cocacolakogas. Tuanminh01 (thảo luận) 10:28, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hiragana của cụm Nhật Bản đã được đề cập trong phần "Tên gọi" bên dưới. Mục tóm lược thông tin đầu bài với một bài viết mang chủ đề chung và phổ quát như Nhật Bản cần được tinh giản và chỉ giữ lại các cách viết chính quy thường sử dụng nhất là kanji. Phần phát âm được chép từ từ điển phiên âm Wiktionary tiếng Việt (xem wikt:Nhật Bản), thực ra cũng không cần thiết lắm nên tôi không phản đối bỏ đi. Bạn lẽ ra nên thảo luận như vậy từ đầu thay vì lùi lại liên tục các sửa đổi. --minhhuy (thảo luận) 14:25, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 20 tháng 6 năm 2016

[sửa mã nguồn]

Thêm {{pp-template}} để những thành viên bình thường biết rằng trang này đang bị khoá. Tranngocnhatminh (thảo luận) 02:05, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi sẽ giảm mức khóa trang xuống còn bán khóa. Việt Hà (thảo luận) 02:59, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Về thủ đô Tokyo

[sửa mã nguồn]

e có đọc được một số thông tin trên các diễn dàn của du học sinh ở Nhật thì thấy có đoạn là Tokyo là thủ đô không chính thức của Nhật, thực tế Nhật ko có thủ đô. Vào năm 1950, chính phủ Nhật Bản đã từng đưa ra quyết định đặt thủ đô tại Tokyo. Nhưng đến ngày 6 tháng 9 năm 1956, Nhật bãi bỏ việc Tokyo là thủ đô nước này, vì vậy cho đến nay Nhật Bản vẫn không có thủ đô. E muốn thêm vào thông tin Tokyo là thủ đô không chính thức nhưng đăng vào mục thảo luận trước để mọi người cho ý kiến Lengkeng91 12:58, ngày 16 tháng 12 năm 2017 (UTC)

@Lengkeng91 ý của bạn hay đấy, nhưng không biết là bạn có nguồn nào không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:52, ngày 16 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

@Thusinhviet nguồn thì e có nguồn này http://japo.vn/contents/tin-tuc/22052.html, thực tế thì thủ đô của Nhật ko được Nhật Bản quy định trong hiến pháp, thành ra Tokyo chỉ là mọi người hiểu là thủ đô thôi, chứ thủ đô chính thức thì không phải. Nên e đăng vào thảo luận để mọi người góp ý thêmLengkeng91 02:49, ngày 17 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bút chiến

[sửa mã nguồn]

@Nguyễn Hồng Nhung 1996Xathanhpho: Tôi đã khóa bài này, đề nghị hai bạn thảo luận lại với nhau. Tôi kiểm tra thấy những đoạn sau đây mà Xathanhpho thêm vào hoàn toàn không có dẫn nguồn, đề nghị bạn bổ sung nguồn nếu muốn thêm vào bài.

  • Dân số Nhật giảm liên tiếp kể từ năm 2008, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi.[cần dẫn nguồn]
  • Đến tháng 10/2019, số người dưới dưới 15 tuổi là 15,21 triệu người, giảm khoảng 204.000 người so với năm 2018, chỉ chiếm 12,1% dân số. Trong khi đó, số người trên 75 tuổi là 18,49 triệu người, tăng khoảng 515.000 người, chiếm 14,7% dân số.[cần dẫn nguồn]
  • Do dân số Nhật đang giảm liên tục nên họ phải tìm cách bổ sung lao động bằng việc tuyển người nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2013 đến nay, số người nhập cư Nhật Bản tăng liên tục hằng năm. Năm 2019, con số này đã tăng ở mức kỷ lục là 211.000 người, tăng tổng số người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản lên 2,44 triệu người, chiếm gần 5% dân số.[cần dẫn nguồn]

Hai bạn đã vi phạm quy định 3RR ("...thực hiện nhiều hơn ba lần hồi sửa một phần hoặc toàn bộ nội dung của một bài Wikipedia trong vòng 24 giờ."), nếu còn tái phạm vi phạm sẽ bị cấm sửa đổi. Đề nghị hai bạn chú ý. Thân ái! -- 09:24, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi đã bổ sung nguồn theo yêu cầu cho cả 3 đoạn như bạn nêu ra, vậy là không còn vấn đề nữa nhéXathanhpho (thảo luận) 09:36, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mình thấy có một số vấn đề với sửa đổi này [1]:
  1. Đoạn "Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự tử trong năm 2007 là nam giới, và 60% là thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự tử ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động.<ref>{{Chú thích web | url = http://web.archive.org/web/20090520015411/http://www.aujourdhuilejapon.com:80/actualites-japon-toujours-plus-de-suicides-au-japon-4718.asp | tiêu đề = Toujours plus de suicides au Japon: Actualités > Actualités: Aujourd'hui le Japon | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>" => cần điều chỉnh lại chú thích cho câu trước. Nội dung nguồn này chỉ có 1 đoạn "La police a précisé que près des trois quarts des suicidés étaient des hommes, et que 60% n'avaient pas d'emploi." là để kiểm chứng cho câu trước (và cần điều chỉnh câu trước cho chính xác hơn so với thông tin ở nguồn). Còn câu "81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng" không thể kiểm chứng từ nguồn đã đưa.
  2. Đoạn "Năm 2003, có hơn 34.000 người tự tử, con số này đã giảm xuống còn khoảng 20.000 người vào năm 2019. Tuy nhiên, trong khi số người tự tử giảm xuống thì một yếu tố khác lại tăng lên. Đó chính là độ tuổi những người tự tử lại ngày càng giảm xuống, đặc biệt là người trẻ dưới 20 tuổi. Năm 2017 có 2,6% số người tự tử là thanh thiếu niên dưới 20 tuổi. Năm 2018 là 2,8% (tăng 0,2%) và 2019 là 3,2%. Một phần nguyên nhân là do tỷ lệ bạo lực học đường ở Nhật là khá cao: gần 324.000 trường hợp vào năm 2017, trong đó bắt nạt cấp tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất (73%). Áp lực về điểm số học tập, sự kỳ vọng của gia đình thầy cô với thành tích học tập hay việc quyết định con đường tương lai cũng là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên quyết định tự sát." cần bổ sung nguồn kiểm chứng.
  3. Đoạn "Dân số Nhật giảm liên tiếp kể từ năm 2008, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi<ref>https://www.academia.edu/33100489/Thu_c_tra_ng_va_gia_i_pha_p_na_ng_cao_cha_t_lu_o_ng_lao_%C4%91o_ng_tu_Vie_t_Nam_sang_Nha_t_Ba_n_2_.docx</ref>." nên tìm nguồn kiểm chứng khác thay thế cho nguồn đã đưa vào. Nguồn đã đưa vào là một file Word share trên mạng không rõ mức độ đáng tin cậy đến đâu :(
  4. Tương tự cho 2 đoạn có 2 nguồn từ https://kilala.vn/van-hoa-nhat/dan-so-nhat-ban-nguyen-nhan-nao-dan-den-sut-giam-dan-so.html và https://kilala.vn/van-hoa-nhat/dan-so-nhat-ban-nhung-so-lieu-khien-chinh-phu-phai-e-ngai.html cần bổ sung nguồn đáng tin cậy hơn. 2 nguồn đã đưa ra chuyển hướng đến các blog của công ty truyền thông Kilala có lẽ không đạt yêu cầu về mức độ đáng tin cậy.
  5. Đoạn "Năm 2019, con số này đã tăng ở mức kỷ lục là 211.000 người, tăng tổng số người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản lên 2,44 triệu người, chiếm gần 5% dân số<ref>https://tuoitre.vn/dan-so-nhat-ban-giam-o-muc-ky-luc-trong-nam-2019-20200415101617743.htm</ref>" cần điều chỉnh từ 5% xuống 2%, bởi vì dân số Nhật Bản (theo nguồn đã dẫn tại đó) là 126,17 triệu, lấy 2,44 chia cho 126,17 thì được 2%.
Mình sẽ sửa chút, theo các điểm nêu trên, chú thích lưu ý bổ sung nguồn nha. Mong các bạn tham gia đóng góp cho bài cùng trao đổi thân thiện dựa trên nguồn kiểm chứng đáng tin cậy. -Trần Thế Trungthảo luận 13:59, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
"Áp lực cuộc sống", "Nạn tự sát" hay "Tình trạng lão hóa dân số" đều là các vấn đề xã hội và chỉ nên được đề cập chi tiết trong từng bài viết liên quan, sao lại nhét tất cả vào bài chính, lại còn nhét sai vào đề mục "Dân số". Đây là bài viết chọn lọc đòi hỏi thông tin không những có nguồn mà còn phải phân chia hợp lý và trung lập, có phải thích gì viết nấy như thế này đâu? --minhhuy (thảo luận) 05:49, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi vừa cắt gọn hẳn các thông tin sa đà vào chi tiết ở một bài có tính tổng quát như Nhật Bản. Đây là bài chọn lọc, thông tin thêm vào đòi hỏi đáp ứng các tiêu chí cho bài viết chọn lọc. Người muốn bổ sung chi tiết vui lòng sử dụng các bài con hoặc khởi tạo bài viết riêng. Cấu trúc mục "Nhân khẩu" hiện đã tương đối ổn trên cơ sở tham khảo mục tương ứng ở Wikipedia tiếng Anh (nơi bài này là bài viết chọn lọc), xin đừng thay đổi lớn mà không qua thảo luận. Tôi sẽ theo dõi bài này trong nhiều ngày sắp tới. --minhhuy (thảo luận) 06:09, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đã đưa thẳng vấn đề ra Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Theo dõi bài Nhật Bản. --minhhuy (thảo luận) 06:20, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 7 tháng 12 năm 2020

[sửa mã nguồn]
42.118.52.116 (thảo luận) 15:48, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời


Bài này đừng biểu quyết rút sao nhé, để tháng 1 mình làm lại cho 14.234.107.59 (thảo luận) 03:55, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời